Tỉnh thức.



Vào năm 1971, các sinh viên ở đại học Stanford được yêu cầu tình nguyện tham gia một thí nghiệm bất thường về việc thủ các vai diễn. Một nhóm sinh viên đóng giả làm giám ngục phụ trách chăm sóc một nhóm sinh viên khác đóng giả làm tù nhân. Mặc dù mọi người đều hiểu ngầm rằng đây là chuyện giả vờ, người ta cũng dàn dựng một khu vực nhà tù và hai nhóm sinh viên sống chung với nhau trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Theo kế hoạch, mội sinh viên đều sẽ đóng vai diễn đã được phân công trong suốt hai tuần lễ, nhưng chỉ sau sáu ngày làm thí nghiệm nhà tù đã phải bãi bỏ, lý do ư? Những cậu con trai được chọn vì sức khỏe tâm thần và giá trị đạo đức phù hợp đã một mặt biến thành những tên giám ngục bạo dâm, không còn kiềm chế được tính khí và mặt khác biến thành những nạn nhân trầm cảm do bị stress quá mức.

Các vị giáo sư tiếng hành thí nghiệm đều bị choáng, nhưng không thể phủ nhận sự việc đã xảy ra. người chỉ huy công trình nghiên cứu là Philip Zimbardo đã viết: "Các giám ngục của tôi nhiều lần lột truồng các tù nhận, trùm kính họ, xiềng xích họ không cho họ ăn uống hay ngủ nghỉ đầy đủ, biệt giam họ và bắt họ dùng tay không rữa ráy các chậu đựng chất thải ô uế". Những sinh viên không tự hạ thấp mình có nhũng hành vi tàn nhẫn như thế lại không làm gì để ngăn chặn những kẻ bạo ngược. Do không được phép thực sự tra tấn ngục hình, các sinh viên đóng giả làm giám ngục đã bày ra đủ mọi trò cực đoan để hành hạ các sinh viên đóng giả làm tù nhân. Zimbardo buồn bã nhắc lại: "Khi tình trạng nhàm chán trong công việc gia tăng lên, họ bắt đầu sử dụng tù nhân làm đồ chơi, bắt đầu nghĩ ra những trò làm nhục và hạ thấp phẩm giá còn hơn thế nữa để đùa nghịch. Lâu ngày, những trò vui đùa này rẽ sang hướng tình dục, như bắt các tù nhân quan hệ với nhau. Khi biết được cách cư xử lệch lạc như thế, tôi đã đóng cửa nhà tù Stanford".

Đọc thí nghiệm trên, ta cảm thấy có cái gì đó xót xa khi con người không làm chủ được bản thân mình. Chỉ những ý thức ham muốn mà ta đánh mất đi chính mình. Cái lạ là ở chỗ ta chẳng biết ta đang làm gì và không bao giờ có giới hạn cho ta hành động. Tất cả những hành động, lời nói, tâm ý dẫn dắt và chi phối ta, khiếng ta phải lãng quên đi thực tại mà không nhận thức được những cảm thọ và tri giác sai lầm.

Cái xấu lúc nào cũng hiện diện bên ta như một ý thức sẳn có. Ta có mặt để cho những thứ đó phát triển, nhưng cũng chính ta là người có điều kiện để hạn chế và vứt bỏ những thứ đó. Ta sinh ra đã có được cái tốt, chĩ vì không được khai thác những cái tốt, mà lại bị ảnh hưởng của những cái xấu, những vật chất xa hoa, khiến ta phải bị cám dỗ bởi những ngoại cảnh, những ham muốn. Ta có đôi mắt để quan sát, ta có trái tim để tâm niệm, ta có nhận thức để ý thức rõ ràng thực tại là một hạnh phúc và cũng gắn liền với khổ đau. Ta phải nhìn thật kĩ làm thế nào ta vơi bớt khổ đau.

Chánh niệm cho ta hạnh phúc. Thật hay khi chữ "Niệm" theo tiếng Trung lại được viết một chữ "Kim" nằm trên bộ "Tâm", có nghĩa là sự tỉnh thức luôn được duy trì hàng ngày. Có tỉnh thức ta có thể thấy được tất cả. Tỉnh thức đưa ta đến với tuệ giác. Bài kinh "Tuệ giác trái tim Vô thượng" (Ma Ha Bát Nhã Tâm Kinh) sẽ cho ta thấy được giá trị của sự tỉnh thức:


Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác Vô thượng, Người Tỉnh Thức Bình Yên soi sáng như thật rằng tự tính của năm hợp thể đều là Không, liền thoát ly mọi khổ ách.

Này người con dòng Sari, hình thể chẳng khác chân không, chân không chẳng khác hình thể; hình thể là chân không, chân không là hình thể; cảm xúc, niệm lự, tư duy và ý thức đều là như vậy.

Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là Không; nó không sanh, không diệt; không nhơ, không sạch; không tăng, không giảm.

Vì thế, này người con dòng Sari, trong Không không có hình thể, không có cảm xúc, không có niệm lự, không có tư duy, không có ý thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; không có hình thể, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc chạm và hiện hữu. Không có đối tượng của mắt, cho đến không có đối tượng của ý thức; không có minh, không có vô minh, không có sự chấm dứt của minh, cũng không có sự chấm dứt của vô minh; cho đến không có tuổi già và sự chết, cũng không có sự chấm dứt của tuổi già và sự chết; không có khổ đau, không có nguyên nhân của khổ đau, không có sự chấm dứt khổ đau, và không có con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau; không có trí giác cũng không có sự thành tựu trí giác, vì chẳng có quả vị của trí giác nào để thành tựu.

Người Tỉnh Thức Bình Yên, do sống an lành trong Tuệ giác Vô thượng mà thoát ly tất cả chướng ngại. Và rằng, vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời những cuồng si mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tất cả chư Phật trong ba đời đều nương vào Tuệ giác Vô thượng mà thành tựu chánh giác.

Vì thế, nên biết rằng Tuệ giác Vô thượng là sức thần kỳ vĩ, là sức thần của trí tuệ vĩ đại, là sức thần cao tuyệt, là sức thần tối hậu, vô song; có thể trừ diệt tất cả khổ đau. Sức thần thoắt sinh từ Tuệ giác Vô thượng này là sự thật, là chân lý. Sức thần có năng lực tối thượng đó được tuyên nói trong kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng rằng :
                           "Đi qua, đi qua,
                            Đi qua bờ bên kia,
                            Đã đi qua đến bờ bên kia, reo vui!"


Nguyên Chánh
Tham khảo bản kinh ở trang nhà Quảng Đức.



Tags: , , ,
Qúy đọc giả thân mến! Tuệ Uyển An lạc hạnh’s Blogger là nơi chia sẻ tình Yêu thương và sự Hiểu biết. Vì vậy, khi đọc bài xong, quý vị vui lòng gởi lời nhận xét, đóng góp ý kiến để chúng tôi cũng như tác giả lấy đó làm kinh nghiệm giúp Tuệ Uyển An lạc hạnh ngày càng kiện toàn hơn. Tất cả những bài viết trong Blog, chúng tôi không giữ bản quyền tuy nhiên khi quý đọc giả cảm thấy thích đăng lại, xin vui lòng dẫn link nguồn và đầy đủ tên tác giả,kính mong quý đọc giả lưu tâm.


Nếu đã vui lòng viếng thăm
Thì xin hiến tặng hạt mầm yêu thương
Mong cho mọi sự cát tường
Hiểu biết trổi dậy, khỏi đường lầm mê.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 nhận xét

:)) w-) :-j :D ;) :p :_( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-)

Đăng một nhận xét