Rút quẻ, đánh chuông, treo lồng đèn, ngắm mặt trời mọc là những tập tục thú vị tại các ngôi chùa trên thế giới dành cho du khách trong những ngày đầu năm mới.
Chùa Kek Lok Si - Penang, Malaysia
Kek Lok Si là ngôi chùa nổi tiếng nhất trên đảo Penang, đồng thời là một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Ngôi chùa này là điểm đến quan trọng trong dịp Tết Âm lịch của cộng đồng người Hoa ở Penang.
Kek Lok Si được trang hoàng lộng lẫy với hàng trăm nghìn chiếc đèn lớn nhỏ.
Trong suốt một tháng Tết, ngôi chùa được mở cửa đến tận khuya để phục vụ nhu cầu đi lễ và chiêm bái phong cảnh của khách thập phương. Vào dịp này, Kek Lok Si được trang hoàng bằng hàng trăm nghìn chiếc đèn đủ loại, cả đèn lồng truyền thống và đèn điện trang trí. Buổi tối, khi chuông từ chùa chính đổ dài, tất cả đèn sẽ được thắp sáng, mang lại cho ngôi chùa một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.
Chùa Kiyomizu-dera - Nhật Bản
Chùa Kiyomizu-dera (Chùa Thanh Thủy, kiyomizu trong tiếng Nhật nghĩa là “nước trong”), là ngôi chùa nổi tiếng ở cố đô Kyoto (Nhật Bản).
Kiyomizu-dera như ở giữa lưng chừng trời với đài gỗ cao 13m ngay phía trước chính điện.
Kiyomizu-dera được dựng trên vách núi, độc đáo với đài gỗ cao 13m ngay phía trước chính điện. Vị thế và kiến trúc đặc biệt này làm cho ngôi chùa như ở giữa lưng chừng trời, ẩn hiện sau đám lá phong đỏ rực vào mùa thu và những tán anh đào trắng muốt khi xuân về.
Chùa đón nhiều khách nhất vào dịp Tết Âm lịch. Du khách có thể tới thác Otowa để uống nước của một trong 3 dòng chảy: trường thọ, đỗ đạt và hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu uống nước ở cả 3 dòng thì mong ước không còn linh nghiệm nữa bởi người ta cho rằng như vậy là tham lam.
Du khách có thể uống nước của một trong 3 dòng chảy: trường thọ, đỗ đạt và hạnh phúc từ thác Otowa.
Mặc dù Kiyomizu-dera là chùa Phật giáo nhưng bên trong quần thể vẫn có một số ngôi đền. Nổi tiếng nhất là đền Jishu thờ thần tình yêu. Trước đền có 2 hòn đá to cách nhau 18m, nếu nhắm mắt đi từ hòn đá này mà chạm được vào hòn đá kia thì bạn có thể tìm thấy tình yêu thực sự.
Bạn có thể tìm thấy tình yêu thực sự nếu nhắm mắt đi từ hòn đá này tới chạm tay vào hòn đá khác.
Khi tới đây vào dịp vãn đền, chùa đầu năm (hatsumode), người Nhật thường rút thẻ xăm omikuji (những lời tiên đoán về vận số viết trên dải giấy). Nếu bắt được các thẻ Cát thì họ sẽ giữ bên mình như một lá bùa may mắn còn nếu bắt được các thẻ Hung thì họ sẽ gấp lại, buộc lên cây thông để giải xui.
Chùa Long Hoa - Thượng Hải, Trung Quốc
Chùa Long Hoa thờ Đức Phật Di Lặc là quần thể chùa cổ hoàn chỉnh và rộng lớn nhất Thượng Hải. Ở trung tâm quần thể là Tháp Chuông và Tháp Trống. Trong đó, chiếc chuông 3 tấn sẽ được dùng trong mỗi dịp Lễ đánh chuông đầu năm.
Chùa cổ Long Hoa thờ Đức Phật Di Lặc
Theo truyền thống, 108 người đầu tiên tham dự sự kiện này sẽ có cơ hội để đánh chiếc chuông một lần vào đêm Giao thừa.
Chùa Sudeoksa - Hàn Quốc
Sudeoksa là một trong số ít những ngôi chùa không bị tàn phá bởi Chiến tranh Nhâm Thìn (Cuộc xâm lược Imjin) hồi thế kỉ 16. Chính điện của Sudeoksa là kiến trúc gỗ lâu đời nhất tại Hàn Quốc còn lại cho đến ngày nay.
Chùa Sudeoksa nằm giữa bốn bề thiên nhiên.
Vào mỗi dịp Tết Âm lịch, vô số khách thập phương đổ về đây để cầu phước và treo lồng đèn hoa sen (lồng đèn hoa sen tượng trưng cho ánh sáng, trí tuệ và sự từ bi).
Lồng đèn hoa sen được làm và treo trong dịp đầu năm.
Đặc biệt hơn, trong những năm gần đây, Sudeoksa còn mở cửa đón du khách nghỉ tại chùa trong đêm Giao thừa.
Họ được cùng nhà chùa tham gia vào những hoạt động tâm linh độc đáo mang đậm văn hóa Hàn Quốc như làm lồng đèn, xâu chuỗi tràng hạt, học thiền, đánh chuông và ngắm mặt trời mọc vào đầu năm mới.
Chùa Phật giáo Quốc tế - Canada
Được điều hành bởi Hội Phật giáo Quốc tế, Chùa Phật giáo Quốc tế (Canada) là nơi viếng thăm của những người theo truyền thống đón Tết Âm lịch. Xây dựng phỏng theo phong cách kiến trúc của Cố Cung (Bắc Kinh, Trung Quốc), ngôi chùa mang đậm không khí Phật giáo và dấu ấn văn hóa phương Đông giữa trời Tây.
Chùa Phật giáo Quốc tế (Canada) được xây dựng phỏng theo Cố Cung.
Trong không gian nghi ngút khói hương, khách đến viếng thành tâm cầu khấn cho một năm mới sắp tới. Họ còn kiên nhẫn đợi để có cơ hội nhúng tay vào Suối Trí tuệ và nếm những giọt nước tinh khiết.
Chong chóng khi quay sẽ mang lại vận may cho người chủ.
Nhiều người còn mua chong chóng để trang trí nhà cửa hoặc ô tô. Họ tin rằng chong chóng đem từ chùa về, khi quay sẽ mang lại vận may cho người chủ.
Phương Thanh (tổng hợp)
(theo bee.net.vn)
(theo bee.net.vn)
0 nhận xét