Với lý do ngày thực tập là ngày có các Tuệ tham dự tương đối đầy đủ và có những vấn đề mà các Tuệ không biết chia sẻ cùng ai?loay hoay với chính mình và đôi khi bế tắc. Có thể nỗi trăn trở của chính mình cũng là trăn trở chung của chính các Tuệ. Do vậy, chúng con đã mạn phép xin cô Sương chấp nhận tọa đàm với chủ đề “Tuệ Uyển với những vấn nạn xã hội hiện nay trong thanh thiếu niên" theo 3 vấn đề: đánh mất sự truyền thông với gia đình; bạo lực học đường và dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn; những quan niệm về tình yêu tuổi teen và sự hiểu biết chưa đúng và đầy đủ về tình yêu và tình dục trong tuổi teen. Buổi tọa đàm bắt đầu chủ trì do ba Tuệ Quốc Huy, Thảo Vy, Như Thành và sự kết nối thông tin của ba thư ký có khả năng nhớ nhanh, viết tốc ký giỏi và chữ đẹp là Tuệ Linh Đa, Tuệ Minh Chí và Tuệ Hiền để lấy tư liệu viết "nhật ký tọa đàm".
Trước tiên, Thảo Vy đề cập vấn đề thời sự nóng hổi và là nỗi đau trong lòng cho bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào khi biết tin 3 học sinh lớp 7 ở Đăk Nông tự tử. Vì thế vấn đề đầu tiên được thảo luận là truyền thông với cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh được đưa ra.
- Trong cuộc sống hằng ngày khi gặp phải những vướng mắc, những khó khăn các Tuệ có chia sẻ với ba mẹ không?
Có nhiều câu trả lời đã nói rõ ra một phần lý do vì sao các Tuệ tự tạo một bức tường ngăn cách giữa cha và mẹ. Như theo Hiếu Ngân em đã nói do em sợ, còn đối với Ngọc Hải thì khác: “không thể nào tâm sự với bố mẹ được, khi gặp khó khăn người chia sẻ với mình là người bạn thân, vì có một khoảng cách nào đó khó diễn tả giữa gia đình và anh chị em, vì thế khi có vấn đề mà không thẻ nói ra mặc dù muốn tâm sự”.
Trước những câu trả lời đó, cô Sương đã đưa ra hướng giải quyết khuyên các Tuệ nên chia sẻ những khó khăn với bố mẹ, nên có một người bạn để chia sẻ và xóa bỏ khoảng cách giữa bố mẹ vì ba mẹ luôn luôn lắng nghe mình.
Cũng có một lý do tạo nên khoảng cách giữa cha và mẹ là do bố mẹ la mắng khi làm về mệt, khi các bạn không hiểu nguyên nhân vì sao bị la và nói bố mẹ không hiểu mình, có khi nào mình ngồi suuy nghĩ và hối lỗi với ba mẹ chưa?
Diễm My: Em sẽ xin lỗi.
Bích Thủy: Em sẽ im lặng khi nào ba mẹ hết giận rồi ngồi giải thích lý do và sau đó xin lỗi bố mẹ.
Luân: Sau buổi tối trò chuyện với ba mẹ và nói với ba mẹ do con bị oan và con nóng tính quá nên dập cửa thật mạnh.
Tuấn Anh: Con xin lỗi mẹ và con hứa sẽ ít tái phạm, phạm lỗi rồi con không tái phạm nữa.
Kim Yến: Im lặng, sáng hôm sau coi như không có chuyện gì xảy ra.
Tuyết Nhung: Không bao giờ xin lỗi vì cảm thấy rất khó khăn, em thể hiện lời xin lỗi bằng hành động.
Có những hành động đẹp, nhận sai để sửa lỗi với bố mẹ, có những lời xin lỗi không thể nói ra. Chị Vi Vi chia sẻ với các Tuệ “Ba mẹ luôn luôn là ba mẹ, cũng có những trường hợp ba mẹ làm không tròn trách nhiệm, không đúng nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế. Như việc chúng ta có đôi mắt đẹp nhưng không có làn da đẹp. Vì thế chúng ta phải chấp nhận thực tế, trước tiên là phải tặng niêm vui cho cha mẹ trước, đừng đua đòi, đòi hỏi quá mức với ba mẹ, phải biết nhìn vào điều kiện gia đình. Ta xinh tươi như thế nào đổi lại cha mẹ ngày càng già đi vì những gì ta có ta đang hưởng là sự đánh đổi của cha mẹ như trong bài pháp thoại Thầy Đạo Quang đã từng đề cập đến".
Trong cuộc sống có nhiều người thường chia sẻ với bạn bè, xây dựng truyền thông mới nhưng quên đi sự truyền thông với cha mẹ. Theo cách nói của chị Vi là chúng ta vô tình tước đoạt đi quyền truyền thông của cha mẹ mà lẽ ra cha mẹ phải có. Vì vậy chúng ta phải tự mình phá bỏ bức tường ngăn cách kia bằng hiểu biết và thương yêu. Dù đi đâu vẫn là con của cha mẹ, chúng ta cần học theo hạnh hiểu và thương, thấy nỗi khổ của cha mẹ, cần yêu thương cha mẹ nhiều hơn. Vấn đề truyền thông đã được khép lại bằng bài hát “Hiểu và thương”
Bạo lực học đường là đề tài nóng bỏng được đưa tin thường xuyên trên các tờ báo. Nguyên nhân là do phim ảnh, game, truyện bạo động, và bắt chước văn hóa phương Tây.
Nhà tù ngày càng là nơi mà nhiều bạn trẻ như chúng ta bước vào vì phải trả giá cho một phút nông nổi của mình. Vì sao lại như vậy? Như vụ việc giết người cướp của của Lê Văn Luyện gây làn sóng phẫn nộ cho cả dư luận, bất ngờ hơn khi bạn đó chỉ mới 19 tuổi. Hay những vụ việc chơi game xong trở nên bạo lực..hàng loạt vấn đề bạo lực ngày càng đa dạng được những phương tiện thong tin đại chúng cập nhập hàng ngày.
Trong cuộc sống ai cũng gặp mâu thuẫn với những người xung quanh và bạn giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào? Có nhiều bạn cho rằng nắm đấm là sức mạnh để chững tỏ bản thân mình trước cuộc đời. Nên nhiều khi gặp chuyện nhỏ như va chạm trên đường phố có nhiều bạn dựng xe chửi thề, và gây lộn làm mất phản cảm đối với những người xung quanh. Có nhiều tin tức đưa lên có những bạn trẻ bằng tuổi chúng ta khi bị công an giao thông phạt thì đánh công an hay nạn bạo lực học đường ngày càng có những hành động dã man mất hết nhân tính con người. Đó là tiếng chuông báo động cho sự suy thoái đạo đức giới trẻ hiện nay.
Nếu có mâu thuẫn bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Bích Nhân: Tính tự ái không thèm nói chuyện với bạn.
Bảo Trâm: Tìm mọi cách hòa giải, tự hòa với người đó.
Bảo Khuyên: Do thể hiện cái tôi quá lớn, do xã hội có nhiều văn minh mới, do ảnh hưởng từ môi trường sống tác động đến bản tính.
Minh Chí: Bạo lực diễn ra không chỉ có nam mà còn có nữ. Mọi người làm vậy để khẳng định mình và do văn hóa lệch lạc.
Thanh Trúc: Do muốn gây sự chú ý, chỉ muốn sống ích kỷ riêng mình, khi ra đường muốn trút lên người khác.
Hảo với cái nhìn thông cảm đến những người mắc lỗi khuyên mọi người phải mở rộng lòng với những người đó “do bạo lực gia đình, do môi trường, phim ảnh, ảnh hưởng đến tính cách và không thể kìm chế, mọi nguời không nên xa lánh với những người mắc lội, với những phạm nhân mà hãy mở rộng lòng giúp đỡ họ cải thiện cuộc đời”
Và Quốc Huy có một câu nói rất hay trong vấn đề này “Mọi người mất sự điêu chỉnh vào bản thân do ba bản đó là bản năng, bản lề, bản lĩnh. Bản năng là hành động vốn có của bản thân, bản lề y như bản lề của cánh cửa giữ nó không cho nó chạy, và bản lãnh là khả năng mình vượt qua cái ngã của bản thân mình”
Cô Sương đưa ra một phương pháp thực tập “làm mới” để giải tỏa mâu thuẫn, cải thiện mối quan hệ, bỏ đi cái cũ làm lại cái mới, tưới tẩm cho nhau những điều tốt đẹp. Và với nhiều ý nghĩ đưa ra, chị Vi đã đưa ra thêm ý kiến để làm rõ vấn đề “Bởi vì chính mình đã vô tình gieo hạt giống không tốt vào trong tiềm thức của chúng ta qua game online có tính chất bạo động, sách ảnh và phim chưa phù hợp với lứa tuổi. Chúng ta chưa biết cách lựa chọn cái gì và không chọn cái gì? Chỉ vì một phút không chánh niệm mà đánh mất bản thân. Chúng ta cần phải cảnh tỉnh lại và gieo những hạt giống tốt cho chúng ta và cố gắng kiềm chế bản thân, tiếp nhận văn hóa phương Tây một cách chọn lọc và không nên đổ lỗi cho nó, phải làm sao để hiểu chính mình muốn gì và mình phải làm gì? và để xây dựng hình ảnh Tuệ Uyển ngày càng tốt đẹp hơn, các Tuệ đẹp hơn Chị Vi đề xuất trưng cầu ý kiến các Tuệ và xin phép cô Sương là nên chăng Tuệ Uyển sẽ có một ngày truyền thông với nhau để chia sẻ và làm mới theo thời gian là 2 tháng một lần”. Các Tuệ đồng ý và cô Sương chấp nhận chương trình này sẽ được thực hiện. Thêm một bài hát để kết thúc vấn đề “Ai nói gì thì mình cứ nghe, nghe sâu hiểu thấu thương nhiều, buồn chi mà ba bốn bữa cho tâm tư héo sầu, ta cười ta thở thật sâu…”
Và vấn đề đặc biệt này ai nghe nói hay động vào đều rất xấu hổ đó là tình yêu và tình dục. Vấn đề “yêu sớm” đưa ra bằng một câu nói bất hủ “yêu thì khổ, không yêu thì lỗ. Thà chịu khổ còn hơn chịu lỗ” và câu nói nổi tiếng của Lý Mạc Sầu: “Hỏi thế gian tình là gì mà đôi lứa phải đau, sầu, khổ”. Vậy bạn nhìn nhận ra sao về tình trạng Yêu sớm hiện nay?
Thanh Trúc: Giới trẻ ham chơi chưa chín chắn, thích người khác và buộc người khác thích lại, không yêu thương thật sự.
Tiên: Đó là do rung động đầu đời, chưa yêu thật sự, yêu chưa khẳng định là tốt hay xấu và ai cũng có tình thương yêu. Nhưng yêu sớm dễ ảnh hưởng đến việc học.
Và Bích Nhân đã có một câu trả lời rất thực tế và dí dỏm:
- Em thích thì thích hơn cả trăm người. Còn yêu thì chưa yêu ai chỉ yêu ba mẹ. Như bạn bè em có nhiều người không biết một tay bắt bao nhiêu con cá. Yêu dễ ảnh hưởng đến việc học, có nhiều người ghen rồi đánh nhau, chê bai, nói này nói nọ và yêu rất là tốn kém.
Bạn nghĩ gì khi ở độ tuổi bằng chúng ta có nhiều bạn đã phải đám trách vai trò to lớn về trách nhiệm làm cha làm mẹ? Và bạn nghĩ sao về hiện tượng đánh ghen xuất hiện ngày càng nhiều trong thanh thiếu niên chúng ta hiện nay?
Linh Đa đại diện cho ban thư kí phát biểu:
- Do đua đòi và tò mò thiếu hiểu biết nên gây hậu quả nghiêm trọng. Và tự bản thân em em đã đặt câu hỏi tại sao. Tại sao ở lứa tuổi này nhiều người đã làm cha làm mẹ còn mình lại được đi học. Cám ơn mọi người đã ở bên mình, cám ơn bố mẹ đã cho con ăn học tới ngày hôm nay. Mình hãy học hỏi cái tốt, cái xấu để rút ra kinh nghiệm. Đừng bao giờ nhìn lên vết xe đổ, mà hãy dậm lên vết xe ấy. Chúng ta phải yêu thương ba mẹ, đừng làm điều gì ảnh hưởng xấu đến bản thân mình. “Yêu là nợ” vạn sự tùy duyên, mỉm cười trả duyên nợ. Đừng bao giờ chê bai những người đó mà phải yêu thương, khuyên bảo, không xa lánh, là chỗ dựa cho người đó nương vào.
Minh Chí trước vấn đề này cũng rất hăng hái đưa ra kinh nghiệm^^:
- Cái ghen không xấu, trong tình yêu phải có ghen để tăng thêm hương vị tình yêu, nhưng ghen quá dẫn đến bạo lực.
Trước nạn phá thai diễn ra đối với các em học sinh cấp 2, cấp 3 và nhiều nhất là sinh viên, Thọ Thiên đã nói thẳng suy nghĩ:
- Tình yêu phải đi đôi với tình dục. Nam nữ bình đẳng, không đổ lỗi cho ai. Đừng đổ lỗi cho phái nam, phải có nhu cầu mới có người đáp ứng. Đối với em yêu là để có động lực trong học tập, công việc. Dù em làm việc ở quán bar, kệ mọi người nghĩ gì nhưng trong thân tâm em lúc nào cũng có Đức Phật và ba mẹ.
Đúng như lời chị Vi nói, có những buổi học giới tính ở trường chúng em chỉ biết cuối gầm mặt xuống vì xấu hổ hay cười để che giấu sự mắc cỡ của bản thân. Nghe xong vấn đề này, cùng nhau thảo luận chúng em mới hiểu rõ hơn. Chị còn góp ý kiến “chúng ta phải chọn lối sống lành mạnh kiểm soát bản thân, hành xử đẹp, nếu chúng ta quyết định đúng sẽ dẫn đến kết thúc có hậu, kết thúc tốt đẹp và hành xử chừng mực mới đúng là người con Phật”.
Nghe những ý nghĩ trong tình yêu, cô Sương cũng khuyên:“Thương yêu là hạnh phúc chứ không phải đến đau khổ. Phải biết yêu như thế nào để trái tim yêu thương rộng lớn, không nhỏ lại, vì đời sống rất cần yêu thương. Yêu thương là dưỡng chất cần cho con người"
Ba vấn đề đã được khép lại, dưới sự nhìn nhận của cô Sương và chị Vị Vị buổi tọa đàm tương đối là được, nhìn chung là thành công. Các Tuệ bỏ ngại ngùng cùng nhau thảo luận đưa ra những cái nhìn và phương pháp để xây dựng hình ảnh Tuệ Uyển ngày càng tốt đẹp và hương bay xa như trong bài hát “Sắc màu Tuệ Uyển”.
0 nhận xét