Đừng thờ ơ với ngày Phật đản

 
Quả là cuộc đời có lắm chuyện trái khoáy, khi mà chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo, cấm treo cờ ngày Phật đản, thì chúng ta đã đấu tranh, đã đổ máu để giương cao ngọn cờ ngũ sắc ấy thế nhưng đến khi nước nhà hòa bình, chính sách tôn giáo được phát triển tối đa thì ta lại thờ ơ với lá cờ, với ý nghĩa ngày Phật đản.
Lại một mùa  Phật Đản nữa lại về với hàng con Phật của chúng ta, hòa cùng không khí thiêng liêng ấm áp này, lòng tôi cũng bồi hồi xao xuyến khó tả. Thật diễm phúc thay cho trái đất này khi mà 2636 năm về trước, Đức Thế Tôn đã chọn làm nơi thị hiện, mang chân lý giải thoát mà hóa độ chúng sinh
Cành sen nở giữa đám bùn
Tỏa hương diệu khiết muôn trùng thanh cao
Và cũng chính nhờ sự thị hiện thắm đượm hương vị từ bi mà cõi ta bà uế trược  này đã có những lời kinh nhiệm mầu, đã có những con đường giải thoát, đã xóa bỏ đi những cảnh đời hỗn tạp đã chất chứa từ triệu triệu năm về trước đó và xuyên suốt mãi sau này.
Vào mùa Phật Đản, tôi lại thích ra đường, chạy xe lòng vòng khắp các nẻo đường, từ hẻm lớn, hẻm nhỏ, chùa viện, tự am mục đích là để hít thở và cảm nhận cái không khí hân hoan của lòng mình, cuả nhịp đập con tim trước sự chuẩn bị của những chùa chiền, tự viện.
Lồng đèn giăng tỏa khắp nơi, cờ hoa rộn rã phất phơ tung trời. Tôi đừng lại thật lâu để tận hưởng sự sung sướng từ lòng mình. Tôi cảm nhận được từng hơi thở thật chậm, nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn. Bất chợt tôi nhìn quanh và mới để ý thấy : chỉ những nhà chùa, tự viện mới treo cờ, treo đèn Phật Giáo thế còn nhà Phật Tử thì sao ?
Hẹn gặp bác Vĩnh, một Phật Tử ở quận 4 mà tôi quen biết để trò chuyện về ý nghĩa ngày Phật Đản, bác kể rất hào hứng như nào là Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời, bước bảy bước, nở bảy hoa sen…thế nhưng khi tôi đặt vấn đề rằng thế Bác và các Phật Tử chuẩn bị đón Phật đản như thế nào thì bác cười bảo “thì chỉ lên chùa, tụng kinh, tắm Phật chứ có chuẩn bị gì đâu…” hay khi tôi hỏi chị Oanh, một Phật Tử ở Quận 7, cũng trong tâm trạng thản nhiên như thế.
Thật sự tôi cảm thấy đối với người Phật Tử chúng ta đối với hình tượng, ý nghĩa của ngày Phật Đản còn quá mơ hồ, hời hợt, còn quá mông lung hay chỉ gói gọn trong cái câu nói “đó là ngày sinh của Đức Phật…
Đúng là thế, ngày sinh của một bậc vĩ nhân, của một đấng giáo chủ, một đại sứ của lòng từ bi, bình đẳng, của lòng bác ái, của trí tuệ thì được xem nhẹ đến thế ư. Thật đáng buồn.
Chẳng nói chi xa, ngay cả những giáo xứ của tín đồ Công giáo, cứ vào mỗi mùa Giáng Sinh, khắp mọi nơi trong xóm đạo được trang hoàng rực rỡ những ánh đèn. Mọi người chung tay kiến thiết lên những hang đá, những lồng đèn, những dây đèn màu…chính nhờ sự chung sức đó đã tạo nên sức mạnh tinh thần, sức mạnh của sự đoàn kết.
Phật giáo tự hào rằng vì mang đến cho nhân loại giá trị của đạo đức, để rồi từ nền tảng ấy, ta phát triển về khoa học, tư tưởng và nhân cách.  Năm 2008, có cơ duyên được đến Huế tham dự lễ Phật Đản nhân mùa Đại Lễ Phật Đản Vesak, tôi thật sự choáng ngợp. từ những ngày đầu tiên của tháng Tư âm lịch, các gia đình Phật Tử của các chùa đã cùng nhau mang đèn, mang cờ ra, soạn lại, lau chùi, chỉnh chu lại.
Nhà nhà thiết trí Lâm-Tỳ-Ni (mô hình nhỏ), mỗi gia đình, dù là Phật tử hay chỉ là một gia đình bình thường cũng mang cờ Phật Giáo ra treo trước nhà, không ai bảo ai, không xem mình là Phật Tử hay chỉ là đạo Phật, đạo Ông Bà bình thường.
Cả thành phố Huế như rộn ràng, con người như gần nhau hơn. Khoảng cách giữa giàu-nghèo được rút ngắn lại khi mọi người chung tay tạo nên một mùa Phật Đản thật nhiều ý nghĩa, thấm đượm pháp vị.
Nhìn sắc cờ Phật giáo tung bay, ít ai nghĩ rằng, 49 năm về trước, mùa Pháp nạn (1963), đã có hàng triệu tín đồ Phật Giáo, từ chư tôn đức Tăng, Ni, Phật tử đã ngã xuống và nằm lại mãi mãi dưới mũi súng của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, tất cả cũng chỉ vì tô thắm cho màu đạo kỳ.
Chỉ vì kỳ thị tôn giáo mà chúng ta không được treo cờ Phật Giáo ngày Phật Đản, không được đến chùa lễ Phật...
Quả là cuộc đời có lắm chuyện trái khoáy, khi mà chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo, cấm treo cờ ngày Phật đản, thì chúng ta đã đấu tranh, đã đổ máu để giương cao ngọn cờ ngũ sắc ấy thế nhưng đến khi nước nhà hòa bình, chính sách tôn giáo được phát triển tối đa thì ta lại thờ ơ với lá cờ, với ý nghĩa ngày Phật đản.
Có người đã từng nói, Phật đản là ngày của Phật tử, của chùa chiền tự viện, tôi không quan tâm, tôi không phải lo. Nhưng xin thưa rằng, ngày Phật đản là ngày vui của cả nhân loại. Vì sao vậy ? Vì Phật giáo đã cho ta một triết lý sống đúng đắn, một con đường giải thoát, giáo lý siêu việt ấy không kể bất luận giàu, nghèo, trí, ngu…những đóng góp của Phật Giáo đã được thế giới công nhận, bằng chứng là năm 2008 vừa qua, Liên hiệp quốc đã đồng ý lấy ngày trăng tròn tháng tư âm lịch hằng năm làm ngày Tam hợp, hay còn gọi là Vesak. Kỷ niệm 3 sự kiện lớn của Đức Phật đó là Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập niết Bàn.
Đến cả tổ chức tối cao của nhân loại còn lên tiếng tán thán, ngợi khen và ủng hộ thì tại sao chúng ta lại không hưởng ứng theo.
Năm 2011 vừa qua, tôi có tham gia trong lễ rước Phật của Phật giáo Tân Bình mà chùa Viên Giác là nơi tổ chức, rất quy mô, rất xúc động, chính sự trang nghiêm ấy đã tạo nên cái nhìn khác hơn về Phật giáo của các vị khách nước ngoài.
Hòa trong đoàn người rước, tôi thấy có 2 vị khách nước ngoài, khi hỏi chuyện, họ nói rằng đang đi dạo, thấy đoàn rước hay quá, họ hòa vào dòng người của đoàn rước, họ nói rằng “trước đây, chúng tôi chưa biết gì về đạo Phật, chúng tôi chỉ biết đến đạo qua hỉnh ảnh của cúng bái, lễ lạy…nhưng khi tận mắt chứng kiến cảnh các bạn trang trọng đón mừng ngày ra đời của đức Giáo chủ của các bạn, chúng tôi đã nghĩ khác, chúng tôi bắt đầu thấy thích đạo Phật và muốn được tìm hiểu nhiều về nó”.
Thế nhưng có mấy nơi làm được như BTSPG Tân Bình và Chùa Viên Giác? Cũng không thể phủ nhận đi vài năm trở lại đây, BTS các Tỉnh Hội Phật Giáo đã tổ chức những lễ đài lớn tại các chùa, thu hút sự quan tâm cũng như sự tham dự của không ít tín đồ Phật Tử thế nhưng chúng ta có để ý rằng lễ được tổ chức trong phạm vi tự viện, chỉ có sự tham gia của một số ít là người dân bình thường, đại đa số lại là phật tử và chư tăng ni.
Tại sao BTS Tỉnh hội khi tổ chức không in một số thiệp mời, gửi đến từng nhà, mời Phật Tử cũng như những người dân không theo đạo Phật cùng đến tham dự.
Mặc dù biết rằng chúng ta không nên chấp quá nhiều về hình tướng, về hình thức nhưng qua hình thức đó, nó sẽ phần nào thể hiện được sự tôn kính của ta đối trước đấng cha lành của trời người, đấng đạo sư của cả nhân loại.
Vì vậy, chúng tôi tha thiết kêu gọi quý vị, đặc biệt là các CLB, các nhóm Phật tử trẻ hãy hành động bằng những việc làm thiết thực sau :
1.      Mua cờ Phật giáo (40x60) sau đó đúng ngày mùng 01 tháng 04 al năm Nhâm Thìn  chúng ta chia thành từng đoàn nhỏ, mỗi đoàn 4-5 người mang cờ Phật Giáo đi tặng mọi nhà, đặc biệt là những khu nhà ở gần chùa chiền, tự viện. Nếu gia định nào chưa hiểu, ta nên giải thích, thuyết phục họ cho ta treo cờ và giúp họ treo cờ trong suốt tuần lễ Phật giáo.
2.      Liên kết cùng các tự viện, thiết trí vườn Lâm Tỳ Ni lộ thiên hay khuyến khích mọi người cùng thực hiện
3.      Treo lồng đèn, pano trong những con hẻm, những khu nhà xung quanh khu vực có chùa chiền tự viện.
4.      Cùng mọi người chào đón một mùa Phật đản thật ý nghĩa với những việc như phóng sanh, ấn tống pháp bảo…
Bên cạnh đó, cũng xin đề xuất với BTS Thành Hội PG Thành Phố Hồ Chí Minh vài ý kiến sau
1.      Thiết trí giữa trung tâm thành phố (trục đường Nguyễn Huệ-Tp.Hố Chí Minh ) một sân khấu lớn với 6 mặt quay ra sáu hướng, trên dựng tượng đức Thế tôn đản sinh. Hằng ngày tuần tự các BĐD Phật giáo 24 quận huyện thay nhau đến đó tụng kinh cầu nguyện, tiền hành tắm phật, hằng đêm tổ chức thuyết pháp kết hợp ca nhạc, pháp tặng pháp âm miễn phí
2.      Trong khu vực phật đài trung tâm, nên liên kết với các nhà hàng chay, tổ chức tuần lễ ẩm thực chay miễn phí (từ 10h-12h và từ 16-18h hằng ngày )
3.      Trong khu vực Phật đài trung tâm, nên liên kết với các trung tâm phát hành pháp âm trong toàn quốc tổ chức trưng bày, mua bán và tặng pháp âm cho khách đến tham dự
4.      Trong khu vực Phật đài trung tâm, nên kiên kết với chùa Hoằng Pháp để tổ chức đêm hoa đăng cúng dường, phố hợp cùng đoàn xe hoa của 24 quận huyện diễu hành qua các trục đường chính của TP.
Dưới đây là một số thiển ý của chúng tôi, mong quý vị tham khảo và tiến hành để chúng ta thật sự có một mùa Phật Đản ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng tốt cho mọi người, mọi tầng lớp, mọi tôn giáo.
Kính chức chư tôn đức, quý vị Phật Tử, các CLB, các nhóm PT có một mùa Phật đản thấm đượm vị từ bi.
theo phattuvietnam.net


Tags: , , ,
Qúy đọc giả thân mến! Tuệ Uyển An lạc hạnh’s Blogger là nơi chia sẻ tình Yêu thương và sự Hiểu biết. Vì vậy, khi đọc bài xong, quý vị vui lòng gởi lời nhận xét, đóng góp ý kiến để chúng tôi cũng như tác giả lấy đó làm kinh nghiệm giúp Tuệ Uyển An lạc hạnh ngày càng kiện toàn hơn. Tất cả những bài viết trong Blog, chúng tôi không giữ bản quyền tuy nhiên khi quý đọc giả cảm thấy thích đăng lại, xin vui lòng dẫn link nguồn và đầy đủ tên tác giả,kính mong quý đọc giả lưu tâm.


Nếu đã vui lòng viếng thăm
Thì xin hiến tặng hạt mầm yêu thương
Mong cho mọi sự cát tường
Hiểu biết trổi dậy, khỏi đường lầm mê.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

2 nhận xét

  1. Thầy ơi, thầy cũng trong BBT và có đóng góp với CĐO, nhờ thầy cho ý kiến ạ là nên chọn tên miền nào để cho trang có hướng đi tốt nhất trong tương lại ạ, giờ quý thầy quý cô phật tử đang xôn xao...

    http://www.chanhdat.com/2012/03/trung-cau-y-kien-ve-viec-oi-ten-mien.html

  2. Vâng! Tueuyen.com đã chia sẻ rồi!

:)) w-) :-j :D ;) :p :_( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-)

Đăng một nhận xét