Bài1. Cách xưng hô và một số nghi thức cần thiết của người Phật tử

image
Nam mô A Di Đà Phật, chúng con thật vui mừng và sung sướng khi biết được những cách thức chào hỏi, những nghi lễ cần thiết của người Phật tử khi đến chùa. Những điều này đã giúp con đẹp hơn, trang nghiêm hơn và tự tin hơn trong giao tiếp.

CÁCH XƯNG HÔ VÀ MỘT SỐ NGHI THỨC
CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

I. BÀI HỌC
1. Cách chào hỏi và xưng hô
a) Chào hỏi:
- Hai tay chắp lại theo hình búp sen ở trước ngực, cúi mình và niệm “A Di Đà Phật”.
- Trước khi thưa hỏi phải đứng ngay ngắn, chắp tay và niệm “A Di Đà Phật”.
b. Xưng hô:
Tăng – Ni là những vị thay thế đức Phật truyền dạy giới đức cho mọi người nên chúng ta phải gọi là thầy, cô hoặc gọi theo giới phẩm.

01c

2. Một số điều phật tử cần biết khi lễ phật, cầm kinh và tụng kinh
a. Lễ phật:
Trước khi lễ phật phải rửa mặt, tay, chân và súc miệng cho thật sạch. Khi lạy Phật, đầu, hai tay và hai chân phải sát đất.
b. Cầm kinh:
Khi mang kinh phải nâng trước ngực, không được cặp hai bên nách.
c. Tụng kinh:
Khi tụng kinh phải chắp hai tay ngay thẳng trang nghiêm trước ngực, phải chú ý đọc theo vị chủ lễ và đọc thật rõ ràng.
01b_500
3. Kết luận
Đây là một cử chỉ đẹp, có đạo đức, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của người phật tử nên chúng ta phải hết sức trân trọng và giữ gìn.
Thành tâm tay chắp búp sen
Tặng người một đoá an nhiên cõi lòng.
II. LỜI KHẤN NGUYỆN
Nam mô A Di Đà Phật, chúng con thật vui mừng và sung sướng khi biết được những cách thức chào hỏi, những nghi lễ cần thiết của người Phật tử khi đến chùa. Những điều này đã giúp con đẹp hơn, trang nghiêm hơn và tự tin hơn trong giao tiếp. Chúng con xin nguyện làm theo và đem những điều này chia sẻ với tất cả mọi người.
III. CÂU HỎI CHIA SẺ:
1. Cách chào hỏi và xưng hô với chư vị Tăng-Ni?
2. Khi lạy Phật, cầm kinh hay tụng kinh phải như thế nào?
IV. SINH HOẠT:
1. Bài hát: CHẤP TAY CHÀO NHAU
2. Hương vị cuộc sống:
3 ĐIỀU GIÁ TRỊ
01a_500
* Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
          - Thời gian - Lời nói - Cơ hội
* Ba điều trong đời không được đánh mất:
          - Sự thanh thản - Hy vọng - Lòng trung thực
* Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
          - Tình yêu - Lòng tự tin - Bạn bè
* Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
          - Giấc mơ - Thành công - Tài sản
* Ba điều làm nên giá trị một con người:
          - Siêng năng - Chân thành - Thành đạt
* Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
          - Rượu - Lòng tự cao - Sự giận dữ
* Ba điều giúp ta hướng thượng suốt đời:
          - Học Phật - Học Pháp - Học Tăng.
01d_500


Tags: , , ,
Qúy đọc giả thân mến! Tuệ Uyển An lạc hạnh’s Blogger là nơi chia sẻ tình Yêu thương và sự Hiểu biết. Vì vậy, khi đọc bài xong, quý vị vui lòng gởi lời nhận xét, đóng góp ý kiến để chúng tôi cũng như tác giả lấy đó làm kinh nghiệm giúp Tuệ Uyển An lạc hạnh ngày càng kiện toàn hơn. Tất cả những bài viết trong Blog, chúng tôi không giữ bản quyền tuy nhiên khi quý đọc giả cảm thấy thích đăng lại, xin vui lòng dẫn link nguồn và đầy đủ tên tác giả,kính mong quý đọc giả lưu tâm.


Nếu đã vui lòng viếng thăm
Thì xin hiến tặng hạt mầm yêu thương
Mong cho mọi sự cát tường
Hiểu biết trổi dậy, khỏi đường lầm mê.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

1 nhận xét

  1. Kính bạch Chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử.
    Con thấy bài viết này rất hay và hữu ích. Từng câu, từng chữ tuy đơn giản mà súc tich. Không hẳn tất cả những người Phật tử đi chùa đều biết được điều này. Mong rằng sẽ học hỏi được nhiều điều hơn nữa từ Tuệ Uyển An lạc hạnh’s Blogger.
    Thân mến !

:)) w-) :-j :D ;) :p :_( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-)

Đăng một nhận xét