Lễ bông hồng cài áo: Đôi điều suy ngẫm

image

Sau hơn 50 năm được phổ biến tại Việt Nam, lễ cài hoa hồng lên áo đã như là một lễ hội đối với người Việt nói chung và giới Tăng Ni, Phật tử nói riêng.
Khi nào “Hoa hồng xuống phố”?
Sau hơn 50 năm được phổ biến tại Việt Nam, lễ cài hoa hồng lên áo đã như là một lễ hội đối với người Việt nói chung và giới Tăng Ni, Phật tử nói riêng. Lễ cài hoa hồng vào mùa Vu Lan đã thật sự trở thành lễ hội với đúng nghĩa và tầm vóc của nó hay chưa?
Đó là câu hỏi cần suy ngẫm cho những người con Phật khi nhận định và phát triển nét văn hóa đẹp của Phật giáo, của dân tộc này.
Từ những năm của thập niên 60 đến nay, lễ hoa hồng cài áo đã trở thành một trong những buổi lễ khá quan trọng và ý nghĩa trong nếp sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam. Có lẽ chỉ riêng Phật giáo Việt Nam mới có lễ hội Vu lan gắn liền với lễ hoa hồng cài áo này. Đây là nét đặc trưng nổi bật mà Phật giáo các nước không có.
Vì thế, chúng ta cần làm sao phổ thông buổi lễ này để phần nào đền đáp công ơn và thực hiện ước nguyện của HT. Nhất Hạnh, người đầu tiên giới thiệu ý tưởng này qua tác phẩm “Bông hồng cài áo” và tổ chức tại Việt Nam.
Hơn 50 năm qua, lễ cài hoa hồng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và góp phần xây dựng được nét văn hóa đặc trưng của Phật giáo Việt Nam và của dân tộc.
Tuy nhiên với khoảng thời gian dài như thế, vậy mà lễ này không thể phát triển thành lễ hội phổ cập khắp quần chúng.
Dù biết rằng buổi lễ hoa hồng cài áo đã phong phú hóa khi nhiều chùa tổ chức trong ngày Vu Lan nhưng đã thực sự trở thành lễ hội chưa?
Phạm vi tổ chức như thế, ý thức thực hiện như vậy chưa thật sự chuyển tải hết thông điệp của lễ hoa hồng cài áo.
Như thế được xem như một sự lãng phí văn hóa trong khi có thể dễ dàng thực hiện.
Chúng ta chỉ có thể tìm thấy được những lễ cài hoa hồng ở các chùa mà hầu như ở Phật giáo miền Trung và Nam. Gần đây, miền Bắc cũng đã dần tiếp nhận, tổ chức nhưng vẫn còn xa lạ, bỡ ngỡ đối với nhiều người.
Trong khi thói quen tặng quà, gởi lời chúc của Thiên Chúa giáo, Tin lành du nhập vào Việt Nam được bao lâu mà nhanh chóng bén rễ, và trở thành việc làm không thể thiếu với nhiều người có đạo hoặc không có đạo (đặc biệt là giới trẻ) khi mùa No-en đến?!
Tinh thần Hiếu đạo, “uống nước nhớ nguồn” là nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Đạo Phật cũng lại là đạo Hiếu. Hai hệ tư tưởng này hòa quyện lại với nhau, nếu được chú trọng, quan tâm nhiều hơn nữa thì chắc chắn sẽ cứu vãn được việc suy thoái đạo đức hiện nay. Nếu trong đời sống người nào quên đi chữ Hiếu thì thật sự khẳng định người đó sẽ chẳng có chữ Lễ, chữ Nghĩa, chữ Tín, sẽ là người “đóng góp” cho xã hội những câu chuyện kinh hoàng: giết cha mắng mẹ…
Chỉ với việc cài một hoa hồng tượng trưng cho tình thương của cha mẹ, tấm lòng tri ân, báo ân đã góp phần lớn trong việc khơi nguồn ý thức, nâng cao tinh thần Hiếu đạo.
Như vậy, chúng ta hãy làm sao cho “Hoa hồng xuống phố”, “Hoa hồng về nhà”… Cho dù chúng ta có tổ chức lễ cài hoa hồng thật lớn mà chỉ gói gọn trong phạm vi những ngôi chùa thì sẽ hạn chế đi ý nghĩa cao đẹp của nó.
Mong sao việc cài hoa hồng tặng nhau sẽ xuống phố khắp nơi, sẽ về với mọi nhà…
Mong sao, việc làm này trở thành nếp nghĩ, nếp sống của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Sẽ đẹp làm sao khi mùa Vu Lan về, tình cờ dạo bước trên phố, ai cũng được nhận được hoa hồng Hiếu đạo này.
Chắc chắc, dù chúng ta có từng lãng quên đi tình thương của cha mẹ nhưng khi có người cài lên áo mình một bông hồng thì sẽ….! Hạnh phúc dâng tràn khi nhớ nghĩ về công ơn vô bờ bến của cha mẹ. Hoài niệm về những quá khứ yên vui khi cha mẹ còn kề bên hay dàn dụa nước mắt khi đấng sinh thành đã đi vào dĩ vãng… Dù nước mắt có rơi nhiều nhưng đó là giọt nước mắt hạnh phúc khi hiểu được tấm lòng thương con như trời biển của cha mẹ. Từ đó ý niệm:
“Ai còn m xin đng làm m khóc
Đng đ bun lên mt m thân yêu
C làm sao cho m được vui nhiu
Và hc hành làm người con hiếu thun”
sẽ mãi khắc ghi trong tâm khảm mỗi người con.
Việc đưa “Hoa hồng xuống phố”, “Hoa hồng về nhà” sẽ giúp lễ cài hoa hồng trở thành ngày hội của tất cả những người con. Dù bạn là dân tộc nào, theo tôn giáo nào đi nữa thì vẫn hiện hữu, vẫn lớn lên từ vòng tay yêu thương của cha mẹ, của mọi người. Việc tri ân và báo ân hiển nhiên phải là nghĩa vụ, trọng trách thiêng liêng trong mỗi chúng ta.
Góp phần đưa “Hoa hồng xuống phố”, “Hoa hồng về nhà”, mỗi chúng ta đã chung tay giúp nét văn hóa đẹp của lễ hội Vu Lan – lễ hội của tình thương, của tinh thần Tri ân báo ân được ý thức và thực hiện ở nơi nơi.
Dù có thể “Hoa hồng xuống phố”, “Hoa hồng về nhà” giờ mới được thực hiện nhưng cũng chưa phải là muộn màng. Nếu chúng ta không thực hiện điều này, chắc chắn sẽ chạnh lòng suy ngẫm khi mấy chục năm về trước người dân Nhật Bản đã ý thức, đã trở thành thói quen; sẽ phụ tấm lòng từ bi, tầm nhìn xa rộng của HT. Nhất Hạnh khi đưa ý tưởng này về Việt Nam và sáng tạo trở thành lễ hoa hồng cài áo trong mùa Vu Lan. Trong khi việc tri ân, báo ân lại là trách nhiệm của tất cả những người con không phải chỉ là người Phật tử.
Đây cũng là cơ hội đưa văn hóa Phật giáo góp phần, hòa nhập vào văn hóa truyền thống của dân tộc nhiều hơn nữa. Giá trị tinh thần, giá trị văn hóa, giá trị giáo dục của lễ hoa hồng cài áo sẽ cân bằng lại cán cân đang nghiêng về “vọng ngoại tìm cầu” trong quá trình tiếp nhận văn hóa không qua gạn lọc, tỉnh thức.
Chương trình “Hoa hồng xuống phố” có thể trở thành lễ hội xã hội?
Hiện tại, trong các tự viện, chúng ta đã tổ chức nhiều lễ cài hoa hồng rồi. Bây giờ thêm một bước nữa là mở rộng không gian cài hoa mà thôi. Tôn vinh tinh thần Hiếu đạo ở mọi nơi, mọi thời gian. Trong lễ hội Vu Lan có tính chất lễ hội tôn giáo, hơi khó để phổ cập toàn xã hội những lễ cài hoa hồng sẽ trở thành lễ hội xã hội khi tất cả mọi tầng lớp hiểu được được ý nghĩa thiết thực và thể hiện mong muốn qua việc làm “Hoa hồng xuống phố”, “Hoa hồng về nhà”.
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa Suối Tiên đã nhiều hoạt động ý nghĩa chào đón du khách đến với mùa Vu Lan báo hiếu. Bằng những hoạt động thiết thực, lễ hội đã mang đến cho du khách và bà con Phật tử một mùa báo hiếu trọn nghĩa vẹn tình. Trong đó, đã có hàng ngàn hoa hồng nở trên áo của mọi người không phân tôn giáo, dân tộc. Khu du lịch Đại Nam cũng có nhiều hoạt động đậm nét nhân văn trong mùa Vu Lan báo hiếu và còn có khá nhiều công ty, tổ chức, cá nhân…đã tạo điều kiện tổ chức nhiều lễ hội đáp ứng nhu cầu tâm linh của công nhân viên.
Dù chương trình này rất mới mẻ, nhưng Gia đình Tuệ Uyển Nha Trang đã thực hiện thành công, thu hoạch được nhiều hoa trái hạnh phúc. Đặt chân trên các nẻo đường: bệnh viện, siêu thị, quảng trường, trường học…, các em đã cài tặng những hoa hồng hiếu đạo cho mọi người. Mùa Vu lan năm 2011, gần 10.000 “hoa hồng xuống phố” đã nở rộ trên nhiều nơi trong thành phố Nha Trang. Từng nỗi niềm xúc động, từng ánh mắt đượm buồn, từng con tim thổn thức…đã dâng trào khi suy niệm, nghĩ về Cha mẹ. Đó là những cung bậc cảm xúc của những người con khi hoa hồng được cài lên áo. Những bước chân tiên phong đã thành công và sẽ tiếp tục thực hiện trong năm nay với số lượng hoa nhiều hơn, đi nhiều nơi, nhiều tuyến đường hơn. Hi vọng mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành thị, miền quê…
Đặt bước chân đến dự lễ Vu Lan, lễ cài hoa hồng là bước vào con đường thắp sáng niềm kính yêu đến cha mẹ – hai vị Phật gần gũi giữa cuộc đời này. Đưa “hoa hồng xuống phố” mang “hoa hồng về nhà” là vun bồi thêm, kết nối thêm tinh thần Hiếu đạo, để rồi dệt nên một màu hồng tôn kính Cha mẹ ở mọi nhà, mọi nẻo. Mong sao đây là nếp sống, nếp nghĩ của tất cả những người con, của văn hóa xã hội đầy nét nhân văn, hiếu đạo của chúng ta.
Nguyện cầu những hoa hồng tươi thắm sẽ nở rộ trên khắp mọi nẻo đường, ai ai cũng có đóa hoa hồng, món quà nho nhỏ kính dâng Cha mẹ. Người ta thường nói, một cái chuông thực sự phải biết ngân vang, một bài hát sẽ vô hồn nếu không ai hát nó, cũng như tình yêu thương không nên nằm mãi trong tim mà nên trao tặng cho người khác khi còn có thể. Những đóa hoa hồng, biểu tượng tình yêu thương vô bờ bến của Cha mẹ, biểu tượng của tinh thần tri ân, báo ân, biểu tượng của tinh thần Hiếu đạo.
Thiên Di


Tags: , , ,
Qúy đọc giả thân mến! Tuệ Uyển An lạc hạnh’s Blogger là nơi chia sẻ tình Yêu thương và sự Hiểu biết. Vì vậy, khi đọc bài xong, quý vị vui lòng gởi lời nhận xét, đóng góp ý kiến để chúng tôi cũng như tác giả lấy đó làm kinh nghiệm giúp Tuệ Uyển An lạc hạnh ngày càng kiện toàn hơn. Tất cả những bài viết trong Blog, chúng tôi không giữ bản quyền tuy nhiên khi quý đọc giả cảm thấy thích đăng lại, xin vui lòng dẫn link nguồn và đầy đủ tên tác giả,kính mong quý đọc giả lưu tâm.


Nếu đã vui lòng viếng thăm
Thì xin hiến tặng hạt mầm yêu thương
Mong cho mọi sự cát tường
Hiểu biết trổi dậy, khỏi đường lầm mê.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 nhận xét

:)) w-) :-j :D ;) :p :_( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-)

Đăng một nhận xét